Vietnews.ru
Xã hội

Báo động: Bắc Cực đang nóng lên nhanh gấp đôi phần còn lại của thế giới

27/06/2020 (Đọc 5 phút)


Lần đầu tiên trong lịch sử, nhiệt độ đo được vào ban đêm đạt 38°C (101°F) tại một thị trấn ở Siberia xa xôi, vùng lãnh thổ ở cực Bắc của nước Nga, một trong những nơi lạnh lẽo nhất trên thế giới với nhiệt độ mùa đông xuống tới -50°C. Nhiệt độ mới đo được cao hơn tới 18°C so với mức trung bình hàng ngày tối đa trong tháng 6 ở khu vực này và cũng là nhiệt độ kỷ lục từng đo được tại đây.

Mỗi năm, nhiệt độ lại đạt mức cao kỷ lục mới, làm tan băng và cháy rừng ở khu vực Siberia. Tại Bắc Cực nói chung, nhiệt độ không khí đã tăng lên với tốc độ gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu.

Báo động: Bắc Cực đang nóng lên nhanh gấp đôi phần còn lại của thế giới - Ảnh 1.

Lần đầu tiên trong lịch sử, nhiệt độ đo được vào ban đêm đạt 38°C tại Siberia, Nga (Ảnh: The Moscow Times)

Báo động: Bắc Cực đang nóng lên nhanh gấp đôi phần còn lại của thế giới - Ảnh 2.

Tại Bắc Cực, nhiệt độ không khí tăng với tốc độ gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu. (Ảnh: The Conversation)

Sóng nhiệt Siberia gần đây và nhiệt độ mùa hè cao trong những năm trước đã và đang đẩy nhanh quá trình tan chảy của băng vĩnh cửu Bắc Cực. Băng vĩnh cửu Bắc Cực có lớp bề mặt mỏng đóng băng và tan chảy mỗi năm. Khi nhiệt độ tăng lên, lớp bề mặt này trở nên sâu hơn và các cấu trúc bên trong băng bắt đầu lỏng lẻo và tan chảy. Đây là một phần nguyên nhân cho sự cố tràn dầu thảm khốc xảy ra ở Siberia vào tháng này, khi một bể chứa nhiên liệu sụp đổ và xả ra hơn 21.000 tấn nhiên liệu - sự cố tràn dầu lớn nhất từng có ở Bắc Cực.

Vậy điều gì đang xảy ra với Bắc Cực, và tại sao biến đổi khí hậu ở đây dường như nghiêm trọng hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới?javascript:void(0)

Các mô hình nóng lên được dự đoán

Các nhà khoa học đã phát triển các mô hình của hệ thống khí hậu toàn cầu hay gọi tắt là GCM, giống với các mô hình chính được thấy trong các dự báo thời tiết. Điều này giúp chúng ta theo dõi và dự đoán các hiện tượng khí hậu như gió mùa Ấn Độ, El Niño, Dao động phương Nam và dòng chảy đại dương.

GCM đã được sử dụng để dự báo những thay đổi về khí hậu khi trái đất có nhiều khí CO2 trong khí quyển hơn kể từ những năm 1990. Một đặc điểm chung của các mô hình này là một hiệu ứng gọi là khuếch đại cực, tức là sự nóng lên được tăng cường ở các vùng cực và đặc biệt là ở Bắc Cực. Sự khuếch đại có thể nằm trong khoảng từ hai đến hai rưỡi, nghĩa là với mỗi mức độ nóng lên toàn cầu, Bắc Cực sẽ hứng chịu gấp đôi hoặc hơn. Vậy tại sao lại xảy ra hiện tượng này?

Tuyết tươi là bề mặt tự nhiên sáng nhất trên hành tinh. Nó có suất phản chiếu khoảng 0,85; có nghĩa là 85% bức xạ mặt trời rơi vào tuyết tươi được phản xạ trở lại không gian. Đại dương thì ngược lại - nó có bề mặt tự nhiên tối nhất trên hành tinh và chỉ phản xạ 10% bức xạ (suất phản chiếu là 0,1). Vào mùa đông, Bắc Băng Dương, bao phủ Bắc Cực, được bao phủ trong băng biển và băng biển đó có một lớp tuyết cách nhiệt trên đó. Lớp tuyết này giống như một tấm chăn nhiệt lớn, sáng chói bảo vệ đại dương tối tăm bên dưới. Khi nhiệt độ tăng vào mùa xuân, băng biển tan chảy làm lộ ra đại dương tối tăm bên dưới, nơi hấp thụ nhiều bức xạ mặt trời hơn, làm tăng sự ấm lên của khu vực, từ đó càng làm tan chảy nhiều băng hơn. Đây được gọi là cơ chế phản hồi suất phản chiếu băng.

Báo động: Bắc Cực đang nóng lên nhanh gấp đôi phần còn lại của thế giới - Ảnh 3.

Băng biển Bắc cực tan chảy làm gia tăng sự nóng lên trong khu vực. (Ảnh: The Conversation)

Cơ chế này đặc biệt mạnh ở Bắc Cực bởi vì Bắc Băng Dương gần như được bao bọc bởi Lục địa Á - Âu (Eurasia) và Bắc Mỹ. Vì thế, so với Nam Cực, dòng hải lưu di chuyển xung quanh và ra khỏi khu vực này dễ dàng hơn. Do đó, lượng băng biển có tuổi đời hơn một năm ở Bắc Cực đã giảm dần với tốc độ khoảng 13% mỗi thập kỷ kể từ khi vệ tinh bắt đầu thu thập dữ liệu vào cuối những năm 1970. Dữ liệu lõi băng cho thấy bề mặt tan chảy tăng cường trên dải băng trong thập kỷ qua là chưa từng có trong quá khứ.

Nói cách khác, nhiệt độ kỷ lục được ghi nhận vào mùa hè năm nay ở Bắc Cực sẽ không phải xuất hiện một lần duy nhất. Đây là một phần của xu hướng dài hạn được các mô hình khí hậu dự đoán từ nhiều thập kỷ trước. Và năm nay, chúng ta đã chính thức nhìn thấy kết quả không mong muốn: Bắc Cực chính là một trong những nạn nhân xấu số nhất của biến đổi khí hậu.

Theo VTV


Tags: Bắc Cực,nhiệt độ ,Siberia
#bắc cực #Siberia #nhiệt độ


TIN LIÊN QUAN

Tài phiệt khai mỏ Alisher Usmanov đổ vỡ nhiều thương vụ vì lệnh trừng phạt, còn Roman Abramovich muốn đòi bồi thường hơn 1 triệu USD.

Xã hội,

19/07/2022

Nhờ nguồn thu từ dầu khí lên cao, Moskva tăng hỗ trợ cho trẻ em, người về hưu và cấp tiền từ ngành hàng không đến bất động sản.

Xã hội,

04/07/2022

Theo số liệu của Bộ Nội vụ Nga và Viện Chính sách kinh tế Gaidar, từ tháng 1 đến 5/2022, số người di cư lao động ở Nga tăng mạnh so cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn những người đến Nga làm việc đều sẵn sàng sinh sống hợp pháp, nhờ chính sách “ân xá di cư” trong thời kỳ đại dịch.

Xã hội,

03/07/2022

Nga ngày 1/7 thông báo chấm dứt toàn bộ các hạn chế được áp dụng để phòng dịch COVID-19, bao gồm quy định đeo khẩu trang, trong bối cảnh số ca tử vong do dịch bệnh này giảm đều.

Người đứng đầu cảnh sát giao thông Mikhail Chernikov cho biết tại Nga vào cuối năm nay, họ có kế hoạch đưa vào sử dụng bằng lái xe điện tử. Giấy chứng nhận đăng ký xe (CTCK) cũng sẽ được chuyển sang dạng điện tử.

Kết quả phân tích dữ liệu di cư hé lộ hơn 15.000 triệu phú dự kiến sẽ rời khỏi Nga trong năm nay. Điều này được tin một phần vì chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine.

Xã hội,

14/06/2022

Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh thay thế thương hiệu McDonald's ở Nga bắt đầu hoạt động với tên gọi "Vkusno i tochka" (Ngon tuyệt, chấm hết!).

Xã hội,

12/06/2022

Cây cầu bắc qua sông Amur, nối liền thành phố Blagoveshchensk của Nga với thành phố Hắc Hà của Trung Quốc, được khánh thành sau 6 năm xây dựng.

Nhiều công ty và cá nhân người Nga đang kiện các lệnh trừng phạt của châu Âu ra trước tòa án.

Xã hội,

08/06/2022

Vợ tỷ phú Nga Andrey Melnichenko cho rằng, việc EU áp lệnh trừng phạt với bà là không hợp lý, vì bà chưa bao giờ có quốc tịch Nga hoặc cư trú ở Nga.

Xã hội,

05/06/2022

Khu rừng đỏ bí ẩn ở Nga

Rừng bách ở thung lũng Sukko, miền Nam nước Nga, mang một vẻ huyền bí như trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, đây không phải khu rừng tự nhiên. Nó được tạo nên từ bàn tay con người.

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

16.08.2022

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022