Vietnews.ru
Tham khảo

Nga đã giải cứu đồng RUB như thế nào?

04/04/2022 (Đọc 9 phút)


Đồng RUB nhanh chóng phục hồi nhờ hàng loạt biện pháp quản lý vốn hiệu quả như tăng lãi suất, cấm nhà đầu tư nước ngoài bán chứng khoán, ngăn người dân chuyển tiền ngoài biên giới.

Tỷ giá hối đoái của đồng RUB đã quay về mốc giá trị trước thời điểm Nga tiến hành các chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tỷ giá hối đoái của đồng RUB đã quay về mốc giá trị trước thời điểm Nga tiến hành các chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Dù phải hứng chịu sự cô lập khỏi hệ thống tài chính toàn cầu và đối mặt với suy thoái, sự phục hồi của đồng nội tệ đã phản ánh cách Moscow xoay sở để bảo vệ nền tài chính của đất nước. Theo Financial Times, đây là kết quả từ hàng loạt biện pháp kiểm soát vốn nghiêm ngặt của Tổng thống Vladimir Putin và Moscow.

Kiểm soát dòng tiền

Có thời điểm vào tháng 3, tỷ giá hối đoái của đồng RUB rơi tự do còn 150 RUB đổi 1 USD. Chỉ chưa đầy hai tuần kể từ ngày 24/2, giá trị đồng RUB đã bốc hơi gần một nửa.

Trong đó, việc Mỹ và các đồng minh phương Tây gia tăng sức ép bằng cách loại Nga khỏi hệ thống nhắn tin liên ngân hàng SWIFT và đóng băng kho dự trữ ngoại hối 600 tỷ USD của ngân hàng trung ương là nguyên nhân chính khiến tỷ giá đồng RUB rớt thảm hại.

“Đồng RUB gần như biến thành đống đổ nát nhờ các lệnh trừng phạt chưa từng có của chúng tôi”, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố trong chuyến thăm Ba Lan vào tuần trước.

Tuy nhiên, giá trị đồng RUB đã bật dậy mạnh mẽ. Hôm 31/3, tỷ giá của cặp RUB/USD đạt 81,7:1, tương đương mức giao dịch ngày 23/2.

Tỷ giá hối đoái của RUB có lúc quay về 76,48 RUB đổi 1 USD. Ảnh: Trading Economics.
Tỷ giá hối đoái của RUB có lúc quay về 76,48 RUB đổi 1 USD. Ảnh: Trading Economics.

Việc dòng tiền từ hoạt động xuất khẩu năng lượng sang châu Âu là yếu tố quan trọng giúp ổn định đồng RUB. Tuy nhiên, theo Oleg Vyugin - Chủ tịch Hội đồng giám sát của Moscow Exchange - chính các biện pháp kiểm soát vốn và nâng cao giá trị nội tệ đã đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tiền tệ sâu sắc.

“Có thời điểm đồng RUB giảm mạnh trước tình trạng nhiều công dân chuyển tiền ra nước ngoài. Một lệnh cấm đã được ban hành và việc sử dụng USD trong hay ngoài nước đều gần như không thể”, Vyugin nhận định.

Cụ thể, trong vòng 6 tháng tới, người Nga không được phép chuyển trên 10.000 USD sang các tài khoản ngân hàng nước ngoài. Các hoạt động vận chuyển tiền mặt với con số tương đương ra ngoài biên giới cũng bị cấm.

Ngoài ra, ngân hàng và công ty môi giới sẽ bị cấm thực hiện giao dịch ngoại hối dựa trên tiền mặt đối với USD và EUR.

Nhằm khuyến khích người dân gửi tiết kiệm nội tệ thay vì bán phá giá để lấy ngoại tệ, ngân hàng trung ương đã tăng gấp đôi lãi suất lên 20%. Biện pháp này nhanh chóng ngăn chặn dòng tiền bị rút và giữ cho hệ thống ngân hàng Nga nguyên vẹn.

Bên cạnh đó, người nước ngoài cũng bị cấm thực hiện lệnh bán chứng khoán. Dù thị trường chứng khoán đã được mở trở lại, nhà đầu tư nước ngoài vẫn bị giới hạn một số quyền giao dịch.

Kế hoạch phát huy tác dụng

“Việc này được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng. Do đó, tôi không nghĩ nó có thể phản ánh thực trạng của nền kinh tế Nga hoặc hiệu quả của các biện pháp trừng phạt”, Cristian Maggio, nhà phân tích tại TD Securities, cho biết.

Theo vị chuyên gia, nhiều nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tài sản tại Nga đang bị mắc kẹt và không thể giao dịch. Song song, các ngân hàng bên ngoài nước Nga đã ngừng niêm yết tỷ giá hối đoái cặp RUB/USD. Maggio tin rằng nếu ra ra ngoài quốc tế, thị trường Nga hầu như không có chỗ đứng

Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt đã củng cố một trong những điểm mạnh nhất của nền kinh tế Nga là thặng dư thương mại.

Giá năng lượng tăng cao đi kèm hoạt động nhập khẩu giảm mạnh đã thúc đẩy cán cân thương mại, giúp Nga dư thừa lượng lớn tiền tệ

Oleg Vyugin, Chủ tịch Hội đồng giám sát của Moscow Exchange

Theo Elina Ribakova và Robin Brooks - hai nhà kinh tế của IIF - ngay cả khi Nga xuất khẩu ít dầu hơn hiện tại do sự ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt từ phương Tây, dòng tiền chảy vào Nga vẫn rất mạnh mẽ.

Ribakova dự báo rằng thặng dư tài khoản vãng lai của Nga có thể đạt 200-250 tỷ USD vào năm 2022, vượt trội so với con số 120 tỷ USD vốn đạt kỷ lục vào năm 2021. Khoản thu này giúp Nga có thể xây dựng lại kho dự trữ đang bị các lệnh trừng phạt đóng băng chỉ trong vòng hơn một năm.

Doanh thu bằng ngoại tệ của các công ty xuất khẩu, chủ yếu là lĩnh vực dầu khí, cũng phải đổi 80% sang đồng RUB. Đây được xem là biện pháp hữu ích nhằm kích thích tiền tệ ở khu vực tư nhân.

Hai ngày sau khi cuộc chiến bắt đầu, Ngân hàng Trung ương Nga chỉ chi vỏn vẹn 1,2 tỷ USD để hỗ trợ đồng RUB và ngừng can thiệp vào thị trường tiền tệ kể từ đó.

Bên cạnh đó, các nhà phân tích cho rằng kế hoạch buộc người mua khí đốt thanh toán bằng đồng RUB cũng thúc đẩy giá trị cho đồng nội tệ.

Nguy cơ bị suy thoái bất chấp giá trị đồng nội tệ

Tuy nhiên, sức mạnh của đồng tiền có thể che lấp những thiệt hại sâu sắc mà các lệnh trừng phạt dự kiến ​​sẽ gây ra cho nền kinh tế Nga.

Ribakova ước tính rằng sản lượng kinh tế của Nga sẽ giảm 15% trong năm nay, từ đó xóa sổ một thập kỷ rưỡi tăng trưởng. Nhu cầu trong nước có thể sụt giảm nặng nề hơn nữa nếu các biện pháp cấm vận đối với xuất khẩu năng lượng được thông qua.

Đã có hơn 400 công ty nước ngoài rút khỏi Nga. Nhiều công ty trong số đó đơn phương rời khỏi thị trường này ngay cả khi các lệnh trừng phạt không yêu cầu.

“Việc khôi phục tỷ giá hối đoái là một phần trong nỗ lực chính trị nhằm ám chỉ các biện pháp trừng phạt không có tác dụng. Song, điều này không phản ánh thị trường. Ở bất cứ nơi nào đồng RUB được giao dịch trong nay hoặc tương lai, kinh tế Nga vẫn tiếp tục bị kéo xuống”, Timothy Ash, nhà kinh tế tại BlueBay Asset Management, nhận định.

Đồng RUB hồi phục không phản ánh nội tại kinh tế của Nga. Ảnh: TASS.
Đồng RUB hồi phục không phản ánh nội tại kinh tế của Nga. Ảnh: TASS.

Theo CNN, khi các hạn chế dần được dỡ bỏ, nhu cầu đối với RUB sẽ giảm và khiến đồng tiền trượt giá. Điều này xảy ra tương tự đối với thị trường chứng khoán của Nga.

Chỉ số MOEX chuẩn có xu hướng cao hơn khi giao dịch trở lại sau thời gian dài đóng cửa vì chiến tranh. Nhưng, các nhà phân tích cho rằng các biện pháp hạn chế được áp dụng đối với các nhà đầu tư, bao gồm cấm bán khống, thiết lập biên độ dao động đã giúp thị trường diễn biến khởi sắc.

Ngoài ra, chỉ có 33 cổ phiếu doanh nghiệp Nga lớn được phép giao dịch khi thị trường mở cửa trở lại. Khi thị trường được mở rộng cho tất cả các cổ phiếu trong tuần này, MOEX bắt đầu xu hướng sụt giảm.

Do đó, sự phục hồi của đồng RUB và các động thái trên thị trường chứng khoán không nên được coi là tín hiệu cho thấy nền kinh tế Nga đang trên đà phục hồi. Trên thực tế, theo dự báo từ S&P Global Market Intelligence, quốc gia này đang đối mặt với cuộc suy thoái sâu sắc nhất kể từ những năm 1990 và nền kinh tế sẽ suy giảm 1/5 trong năm nay.

Đồng RUB tăng giá trở lại đồng rub nội tệ usd eur nga mỹ kiểm soát vốn ukraine trừng phạt ngoại tệ

Theo Zingnews


Tags: Nga đã giải cứu đồng RUB như thế nào?
#kinh tế Nga #đồng rúp


TIN LIÊN QUAN

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Máy bay riêng của giới nhà giàu Nga đổ xô đến Dubai để tránh bị tịch thu, nhưng đến đây rồi cũng không thể rời đi.

Tham khảo,

10/04/2022

Các gói trừng phạt của phương Tây nhắm đến các ngân hàng Nga đang cản trở hoạt động kinh doanh của quốc gia này. Song, những nỗ lực đó vẫn gặp hạn chế vì sự phụ thuộc của châu Âu đối với dầu khí của Nga.

Tham khảo,

10/04/2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

Dừng khai thác đường bay đến Nga

Tối 22/3, Vietnam Airlines thông báo dừng khai thác đường bay giữa Hà Nội - Moskva từ ngày 25/3 cho tới khi có thông báo mới.

22.03.2022