Hạm đội phương Bắc chính thức trở thành ‘cú đấm thép’ của Nga

Hạm đội phương Bắc của Nga đã chính thức được “thăng hạng”, trở thành một đơn vị hành chính quân sự độc lập, được coi là “Quân khu thứ năm”.
Theo mệnh lệnh đã được Tổng thống Nga Putin ký trước đó, Hạm đội Phương Bắc của Nga chính thức trở thành đơn vị hành chính quân sự độc lập kể từ ngày 1/1/2021 và trở thành "Quân khu thứ năm" ngang hàng với các Quân khu phía Tây, Nam, Trung và Đông của Nga.
“Có thể coi Hạm đội phương Bắc là tổ chức chiến lược đa binh chủng thuộc Lực lượng vũ trang Nga, thực hiện các nhiệm vụ như một quân khu. Văn kiện này được thông qua nhằm ‘thực hiện những biện pháp mang tính bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và bất khả xâm phạm của nước Nga’”, hãng thông tấn TASS trích một đoạn ghi trong sắc lệnh.
Hạm đội Phương Bắc trước đây cũng giống như các hạm đội khác của Hải quân Nga là một quân đoàn tác chiến chiến lược. Sau khi nâng cấp, Hạm đội Phương Bắc sẽ có quyền chỉ huy vượt quân chủng và khu vực chiến lược.
Quyền quản lý của Hạm đội này bao gồm Cộng hòa Komi, khu vực Arkhangelsk và Murmansk, Khu tự trị Nenets. Trước đây, trong một sắc lệnh được ông Putin ban bố hồi 2010 đã quy định những khu vực này thuộc Quân khu phía Tây.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Quân đội và Hải quân Nga, một Hạm đội Hải quân có vị trí đặc biệt, riêng biệt, tương đương với cấp quân khu. Và, dễ đoán được tương lai của các Hạm đội Hải quân Nga còn lại mà tiếp theo có thể là Hạm đội Thái Bình Dương Nga.
Hạm đội Phương Bắc được thành lập từ những năm 1930. Trong những năm qua, Hạm đội Phương Bắc đã từng bước hình thành lực lượng tác chiến đa dạng và có hệ thống gồm các hạm đội mặt nước, lực lượng tàu ngầm dưới nước, hải quân đánh bộ, lực lượng phòng thủ bờ biển, thủy quân lục chiến.
Phạm vi hoạt động của Hạm đội này bao gồm toàn bộ khu vực Bắc Cực, Bắc Đại Tây Dương và các vùng biển xung quanh Canada.
Việc tan băng ở Bắc Cực để lộ ra tuyến hàng hải quan trọng cùng với các mỏ năng lượng lớn đã khiến cho các quốc gia mới bắt đầu quan tâm chú ý thì chiến lược Bắc Cực của Nga được đầu tư quan tâm đặc biệt “đi trước một bước”.
Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa các Mỹ và Nga ở Bắc Cực ngày càng gia tăng.
Nga đã củng cố xây dựng một đội tàu phá băng lớn nhất thế giới; Nga đã đề ra “Luật Biển Bắc” quy định cho hành trình trên NSR và tất nhiên Nga có đủ một lực lượng quân sự để thực thi ý chí của mình không chỉ trong vùng đặc quyền kinh tế mà trên toàn tuyến NSR.
Cùng với đó, Nga cũng tăng cường đầu tư vào Hạm đội Phương Bắc, đẩy nhanh việc triển khai các thiết bị quân sự đáp ứng môi trường đặc biệt của Bắc Cực và bảo vệ lợi ích của Nga ở khu vực này.
Hạm đội phương Bắc cũng sẽ đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ các tuyến đường thủy phía bắc của Nga trong tương lai.
Việc Nga tách Hạm đội Phương Bắc - một lực lượng chiến lược, ra khỏi Quân khu phía Tây là tạo ra “một quả đấm” mạnh, độc lập, chủ động, linh hoạt. Biến Hạm đội này thành Hạm đội mạnh nhất của Hải quân Nga, đồng thời, tạo điều kiện cho Hạm đội quyền chủ động thực hiện nhiệm vụ chiến lược, chủ động xây dựng, bố trí các lực lượng của mình mà không qua cấp trung gian.
Theo Infonet
TIN LIÊN QUAN
Ngoại trưởng Nga nói mục tiêu quân sự của nước này ở Ukraine không còn chỉ tập trung vào Donbass ở miền đông, mà mở rộng sang miền nam và các khu vực khác.
20/07/2022
Lực lượng Nga tuyên bố "hoàn thành nhiệm vụ" và rút khỏi đảo Zmiinyi ở ngoài khơi Biển Đen như "cử chỉ thiện chí" để Ukraine xuất khẩu nông sản.
30/06/2022
Nga truy tố hơn 10 sĩ quan quân đội sau khi hàng trăm lính nghĩa vụ được cử đến Ukraine, trái với yêu cầu của Tổng thống Putin.
07/06/2022
Ngày 26/5, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một kế hoạch về hành lang nhân đạo, cung cấp cho tàu nước ngoài qua lại an toàn từ các cảng trên Biển Đen của Ukraine.
27/05/2022
Nga chi hơn 300 triệu USD mỗi ngày cho quốc phòng vào tháng 4, trong bối cảnh đang tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine.
20/05/2022
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết vào cuối năm nay, 12 đơn vị và sư đoàn quân đội sẽ được thành lập tại quân khu phía tây.
20/05/2022
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 21/4 cho biết nước này đã kiểm soát Mariupol, sau gần hai tháng giao tranh. Tổng thống Putin chỉ đạo không cần phải tấn công vào Azovstal,
21/04/2022
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, mục tiêu của giai đoạn 2 là 'giải phóng có hệ thống cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk'.
19/04/2022
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov đã cho biết thông tin trên.
19/04/2022
Thời gian qua, quân đội Nga đã tiến đánh thành phố chiến lược Mariupol (Ukraine) một cách khó nhọc. Mãi đến gần đây, họ mới chiếm được cơ bản thành phố này, ngoại trừ khu vực nhà máy luyện kim Azovstal.
17/04/2022