Thủ tướng Nga ký nghị quyết phê chuẩn Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu
Ngày 23/9, Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Medvedev đã ký nghị quyết nội các về việc phê chuẩn Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu.

Truyền thông nhà nước Nga đưa tin Thỏa thuận Paris đạt được trong khuôn khổ Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (FCCC), trong đó tập trung vào các vấn đề liên quan tới khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Phát biểu tại một cuộc họp với các phó thủ tướng cùng ngày, Thủ tướng Medvedev nêu rõ: "Hãy bắt đầu với một văn kiện quan trọng. Tôi đã ký một nghị quyết chính phủ, liên quan tới việc phê chuẩn Thỏa thuận Paris (về chống biến đổi khí hậu)".
Nga ký Thỏa thuận Paris ngày 22/4/2016. Tới nay đã có 195 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU) ký thỏa thuận. Tuy nhiên, vẫn còn 10 nước chưa phê chuẩn thỏa thuận quan trọng này, trong đó có Mỹ.
Theo Reuters, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước đã bóng gió về việc nước này phê chuẩn Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu và văn kiện này được thông qua bằng một sắc lệnh chính phủ, chứ không bằng một đạo luật của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga.
Việc Chính phủ Nga phê chuẩn Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu diễn ra ngay trước thềm Hội nghị cấp cao của Đại hội đồng LHQ về biến đổi khí hậu, diễn ra ngày 23/9 tại New York.
Thoả thuận Paris được thông qua tại Hội nghị các bên lần thứ 21 của Công ước khung Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) vào tháng 12/2015 là văn bản pháp lý toàn cầu đầu tiên ràng buộc trách nhiệm của tất cả các Bên trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Hiện Thoả thuận Paris đã được 95 quốc gia, trong đó có Việt Nam, phê chuẩn.
Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu nhằm giới hạn mức tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất dưới 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Mặc dù rất quyết tâm nhưng Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu sẽ rất khó khăn để đạt được mục tiêu này. Đánh giá quá trình thực hiện thỏa thuận sẽ được tiến hành 5 năm một lần. Đến năm 2020 sẽ cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển và cam kết tiếp tục hỗ trợ trong tương lai.
Theo Climate Action Tracker, một trang web được ba tổ chức nghiên cứu môi trường điều hành, với các chính sách môi trường hiện nay thì nhiệt độ của Trái Đất dự kiến sẽ tăng 3,3 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Cho dù áp dụng các chính sách lạc quan, thì nhiệt độ của Trái Đất vẫn được dự kiến tăng ở mức 3 độ C, có nghĩa là các quốc gia vẫn cần nỗ lực nhiều để giảm nhiệt độ toàn cầu ở mức độ toàn diện nếu họ muốn đạt được mục tiêu ban đầu trong thỏa thuận trên.
Mỹ hiện là quốc gia thải nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhất thế giới, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng ấm lên của Trái Đất. Tuy nhiên, vào năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố về việc Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu với lý do chi phí kinh tế cao.
Theo một nghiên cứu của Stanford, sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận, nền kinh tế toàn cầu đã bị tổn thất hàng nghìn tỷ USD, riêng Mỹ thiệt hại 6.000 tỷ USD. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc không đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu sẽ làm giảm ít nhất 25% GDP toàn cầu vào cuối thế kỷ này. Đây là một tổn thất khổng lồ mà có thể tránh được nếu áp dụng các chính sách phù hợp.
Theo Baotintuc.vn
TIN LIÊN QUAN
Hãng thông tấn Interfax đưa tin tòa án Nga đã phạt Google 21,8 tỉ rúp (tương đương 387 triệu USD) do liên tục không gỡ bỏ các nội dung mà Nga xem là bất hợp pháp.
18/07/2022
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành một số luật mới, trong đó có luật xác định "các tác nhân nước ngoài" và đưa ra án tù giam đối với tội danh kêu gọi hành động chống lại an ninh quốc gia.
14/07/2022
Ngày 12/7, một tòa án Moskva đã phạt tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ 2 triệu ruble (33.900 USD) với cáo buộc từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng Nga trên lãnh thổ nước này. Đây là lần đầu Apple bị phạt với vi phạm này.
12/07/2022
Quốc hội Nga ngày 6/7 đã gấp rút thông qua hai dự luật kinh tế, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho lực lượng vũ trang và yêu cầu nhân viên tại một số công ty phải làm việc ngoài giờ.
06/07/2022
Luật mới tạo ra một cơ sở pháp lý cho Moskva đáp trả hãng truyền thông của bất cứ quốc gia nào hạn chế hoạt động của nhà báo Nga.
30/06/2022
Từ tháng 8/2021, Google bị phạt 3 triệu ruble vì từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng tại Nga, tuy nhiên đến nay vẫn chưa khắc phục vi phạm này và tiếp tục bị phạt thêm 15 triệu ruble (260.000 USD).
16/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 11/6, cổng thông tin pháp lý chính thức của LB Nga đã công bố các tài liệu liên quan về việc Tổng thống Vladimir Putin đã ký thông qua luật về việc không thi hành các quyết định của Công ước châu Âu về nhân quyền (ECHR) ở Nga.
12/06/2022
Duma Quốc gia thông qua luật chấm dứt quyền tài phán của Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Nga, sau khi Moskva tuyên bố rút khỏi cơ quan này.
07/06/2022
Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh đặc biệt, nhằm đơn giản hóa quy trình nhập quốc tịch Nga cho người dân ở 2 thành phố Ukraine là Kherson và Zaporozhye (hay Zaporizhia).
25/05/2022
Quốc hội Nga thông qua dự luật bỏ giới hạn độ tuổi với công dân nhập ngũ ngày 25-5, dấu hiệu cho thấy Matxcơva có thể đang tìm cách tuyển thêm quân cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
25/05/2022