Vietnews.ru
Quan hệ Nga-Việt

Nhà báo Nga và hành trình ... (Phần 1)

24/04/2010 (Đọc 14 phút)

Xem thêm:

Nhà báo Nga và hành trình tìm tên cho những chiến sĩ Hồng quân người Việt
Nhà báo Nga và hành trình ... (Phần 1)
Nhà báo Aleksei Syunnenberg đã dành 40 năm đi tìm 6 cái tên của 6 người Việt đã có mặt trong đội ngũ những người Cộng sản chiến đấu chống phát-xít Đức ở chiến trường lịch sử ngoại ô Mátxcơva năm 1941 để bảo vệ thủ đô Liên Xô và bảo vệ hoà bình thế giới. Ông đã xác định được 4 cái tên và sẽ dành tất cả thời gian còn lại để tìm ra tên tuổi của 2 người còn vô danh. Ông rất cần sự giúp đỡ trong hành trình khó khăn này.

Sự thật về những chiến sỹ Hồng quân Việt chiến đấu chống phát-xít Đức ở Matxcơva

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Kính thưa bạn đọc VietNamNet, như lời đề dẫn trên Tuần Việt Nam, cuộc Bàn tròn hôm nay sẽ đem đến cho bạn đọc một vị khách đặc biệt - một người đến từ nước Nga, hay là Liên Xô cũ như chúng ta vẫn thường gọi, mảnh đất mà nhiều người Việt Nam vẫn còn ghi nhiều kỷ niệm. Ông là người mang trong tim tình yêu không thay đổi đối với đất nước và con người Việt Nam.

Ông còn mang theo một tư liệu, một công bố vừa xúc động vừa tự hào về những chiến sĩ Hồng quân người Việt đã tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân và đất nước Nga chống lại phát-xít Đức. Đến nay, dù lịch sử có biến đổi, thăng trầm, tôi tin rằng nhân loại yêu hoà bình trên toàn thế giới vẫn sẽ mãi mang ơn những chiến sĩ Hồng quân đã ngăn chặn nạn diệt chủng và sự tàn khốc của chiến tranh do chủ nghĩa phát-xít gây ra. Nếu ngày đó nhân dân và Hồng quân Liên Xô không ngăn chặn được bước tiến của phát-xít Đức, có lẽ lịch sử thế giới đã đi theo một hướng khác và tương lai đợi chờ nhân loại sẽ có nhiều bóng tối hơn.

Người đó là Nhà báo Aleksei Syunnenberg - người đã dành rất nhiều tình cảm, công sức cho nhân dân, đất nước Việt Nam. Hôm nay ông sẽ chia sẻ những câu chuyện về con người ông, về công trình nghiên cứu của ông, về những điều ông đã nghĩ, đã sống, đã hành động cho đất nước Việt Nam.


Nhà báo Aleksei Syunnenberg và nhà báo Nguyễn Quang Thiều trong cuộc Bàn tròn. Ảnh: Lê Anh Dũng

Từ học tiếng Việt đến làm báo về Việt Nam

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Năm 1962, ông bước chân vào trường đại học để học tiếng Việt, điều gì đã thôi thúc ông? Đó là nhiệm vụ của một người thanh niên Liên Xô hay do sự hiểu biết nào đó về Việt Nam?

Nhà báo Aleksei Syunnenberg: Năm 1962 tôi tốt nghiệp phổ thông. Khi học ở trường tôi đã đọc nhiều, nghe nói nhiều về Việt Nam, về cuộc chiến đấu thiêng liêng của nhân dân Việt Nam chống lại thực dân Pháp, biết một chút về lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam, một lịch sử rất anh dũng. Cho nên khi tôi vào trường đại học, hồi đó là Trường đại học các ngôn ngữ phương Đông, giờ đổi tên thành Viện các ngôn ngữ Á Phi, thuộc trường Đại học tổng hợp Lômônôxốp, khi được đề nghị chọn một thứ tiếng, tôi đã chọn tiếng Việt.
"Hành quân xa dẫu có nhiều gian khổ, vai vác nặng ta đã đổ mồ hôi... đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi" - nhà báo Nga hát một đoạn bài hát tiếng Việt duy nhất ông biết, do thầy Lê Hiền dạy từ năm 1962.

Tôi học ở trường 6 năm, 2 năm đầu tiên giáo viên của chúng tôi là người Việt Nam - ông Lê Hiền, nhưng sau đó chiến tranh bùng nổ ở Việt Nam, ông Lê Hiền phải về nước phục vụ. Lớp chúng tôi có 8 người thôi. Sau đó những người dạy tiếng Việt cho chúng tôi là giáo viên Nga đã học tiếng Việt trước chúng tôi vài năm và bây giờ trao đổi những gì họ biết với sinh viên. Rất tiếc trong thời gian sinh viên, vì điều kiện chiến tranh ở Việt Nam, phía Việt Nam không thể đảm bảo cho sinh viên Nga thực hành tiếng Việt ở Việt Nam nên tôi chỉ học tiếng Việt ở trường thôi.

Hồi đó tôi làm quen khá nhiều người Việt Nam mà cho đến bây giờ vẫn là bạn tốt, ví dụ anh Trần Phú Thuyết, người tôi làm quen năm 1964 tại một trại sinh viên ngoại ô Mátxcơva.

Năm 1966, tôi làm phát thanh viên tiếng Việt trên Đài phát thanh Mátxcơva, sau khi Liên Xô tan rã đổi tên thành Đài tiếng nói nước Nga. Hồi đó ở Việt Nam có rất nhiều thính giả nghe đài chúng tôi. Tôi còn nhớ một lần, đài chúng tôi tổ chức một cuộc thi cho thính giả Việt Nam về vũ trụ và đã nhận được 5 vạn lá thư từ Việt Nam. Nhiều thư đến nỗi chúng tôi đã động viên các em thiếu nhi của một trường trung học bên cạnh mở thư giúp để chúng tôi đọc.

Sau đó tôi trở thành Phó ban ở Ban tiếng Việt, đến năm 1989 làm Trưởng Ban. Tôi làm Trưởng Ban trong vòng 20 năm, vừa thôi năm ngoái. Giờ tôi là phóng viên đặc biệt của Ban tiếng Việt đài tiếng nói nước Nga.

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Khi ông mới về Ban tiếng Việt của Đài tiếng nói Mátxơva, lúc đó ban đưa tin chủ yếu về Việt Nam đúng không? Vậy tin tức gì được đưa nhiều nhất? Chiến tranh, những trận ném bom của quân đội Mỹ hay tin tức gì khác?

Nhà báo Aleksei Syunnenberg: Ban tiếng Việt của đài chúng tôi làm chương trình chủ yếu là cho thính giả ở Việt Nam. Dù thế thì Việt kiều khắp nơi cũng biết đến. Chúng tôi chủ yếu nói về các phong trào của nhân dân Liên Xô ủng hộ nhân dân Việt Nam. Chúng tôi nói về hoạt động của chính quyền Liên Xô giúp nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong cuộc kháng chiến thứ hai.

Hàng ngày, tôi đi đến các nhà máy của Liên Xô, không chỉ ở Mátxcơva mà còn ở các thành phố khác để làm phóng sự về hoạt động của nhà máy, phỏng vấn các chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam làm việc, chủ yếu là chuyên gia quân sự. Trong thời gian xảy ra cuộc kháng chiến thứ hai, đã có gần 11 nghìn binh lính, sĩ quan, tướng lĩnh của quân đội Liên Xô sang chiến đấu ở Việt Nam. Các tên lửa của Liên Xô do các sĩ quan cả Liên Xô và Việt Nam điều khiển đã bắn rơi 1.300 máy bay Mĩ, trong đó 54 chiếc B52.

Chúng tôi đã thông tin rất nhiều về phong trào Liên Xô giúp Việt Nam, động viên nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến. Không chỉ thính giả mà những người đứng đầu đất nước Việt Nam lúc đó đánh giá rất cao vai trò này của Ban tiếng Việt Đài tiếng nói Mátxcơva.

Mỗi lần sang Việt Nam là một ngày hội

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Tôi biết rằng trong những năm tháng chiến tranh ông đã sang Việt Nam. Ông có thể hồi tưởng lại những lần ông sang Việt Nam trong thời kì chiến tranh không?

Nhà báo Aleksei Syunnenberg: Năm 1969 tôi sang Việt Nam lần đầu tiên. Đến nay tôi đã sang Việt Nam tất cả 15 lần. Mỗi lần đều ngắn thôi, một hai tuần. Lần dài nhất tôi ở Việt Nam là 20 ngày. Hồi đó, vì điều kiện quân sự nên máy bay không thế cất cánh khỏi Hà Nội. Đoàn chúng tôi là đoàn của Uỷ ban bảo vệ hoà bình của Liên Xô đến Việt Nam trong 2 tuần nhưng đã ở lại 3 tuần. Chúng tôi đã đến thăm những vùng bị tàn phá, gặp gỡ nói chuyện với các chiến sĩ Việt Nam, qua đó tôi đã hiểu người dân Việt Nam có những tình cảm sâu sắc với Liên Xô. Tôi không bao giờ quên những cuộc đi thăm Việt Nam thời chiến ấy.

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Lúc đó so với những chuyến đi bây giờ, cảm nhận của ông về con người Việt Nam, qua gương mặt, giọng nói, trên đường phố, trong các ngôi nhà ông đến... có điều gì khác biệt không? Cách nhìn của ông về con người Việt Nam trong chiến tranh, đói nghèo, mất mát, máu chảy và trong đời sống đã tương đối no đủ yên vui hiện nay đã thay đổi như thế nào?

Nhà báo Aleksei Syunnenberg: Tất nhiên từ năm 1969 đến nay Việt Nam đã thay đổi rất nhiều... Trong những lần sang Việt Nam những năm qua, tôi rất thán phục sự phát triển nhanh của Việt Nam.

Con người Việt Nam, dù điều kiện sống đã thay đổi rất nhiều, vẫn rất cởi mở, mến khách, thân ái, lịch sự, văn minh với người Nga, người Liên Xô cũ. Mỗi một lần gặp và nói chuyện với người Việt Nam, tôi hiểu đó là một con người của một dân tộc có nền văn hoá lâu dài.

Nói thật, mỗi lần có dịp sang Việt Nam là một ngày hội đối với tôi. Thật hạnh phúc khi được tận mắt thấy Việt Nam chuyển mình, gặp những người bạn Việt Nam cũ, làm quen với những người bạn Việt Nam mới. Mỗi lần đều để lại trong tôi những cảm tưởng sâu sắc.


Nhà báo Aleksei Syunnenberg. Ảnh: Lê Anh Dũng

Tình cảm lâu dài, quan hệ cải thiện

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Liên bang cộng hoà XHCN Xô Viết đã không còn, hệ thống các nước XHCN cũng đã tan rã. Sự thay đổi của Liên Xô trở thành nước Nga đã kéo theo sự thay đổi về tình cảm của một số nước đối với Nga. Ông có nhận thấy có sự thay đổi nào trong tình cảm của người Việt Nam đối với nước Nga bây giờ so với Liên Xô trước kia không?

Nhà báo Aleksei Syunnenberg: Sau khi Liên Xô tan rã, thái độ của nhân dân rất nhiều nước, trong đó có các nước XHCN cũ, đối với Liên Xô, đối với nước Nga bây giờ, thay đổi hẳn. Nhưng theo tôi có một nước duy nhất có thái độ không thay đổi đối với nước Nga, đó là Việt Nam. Dân tộc Việt Nam vẫn yêu mến, biết ơn Liên Xô, biết ơn nước Nga, vì những giúp đỡ trong thời chiến. Theo tôi, nước Nga chúng tôi có một người bạn đáng tin cậy nhất đó là Việt Nam.

Khi gặp những người Việt Nam lớn tuổi hay thanh niên, tôi đều thấy họ rất biết ơn những gì Liên Xô đã làm cho Việt Nam. Với người lớn tuổi thì điều này bình thường thôi, nhưng đối với thanh niên thì tôi thấy hơi ngạc nhiên. Hôm qua ở hồ Hoàn Kiếm, tôi làm quen với một sinh viên đại học công lập ở Hà Nội, cô ấy 19 tuổi. Cô ấy kể cho tôi rất tỉ mỉ về nước Nga, văn hoá Nga, tình hình sinh viên Nga và vai trò của Liên Xô đối với chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến thứ hai. Cô ấy rất biết về sự giúp đỡ vật chất, kĩ thuật và quân sự của nước tôi đối với Việt Nam.

Tôi còn nhớ có mấy lần tôi tham vấn các nhà lãnh đạo Việt Nam, trong đó có đồng chí Bí thư thứ nhất TƯ Đảng cộng sản Việt Nam, họ đều nói những điều tốt đẹp nhất dành cho đất nước tôi. Đó đã là chuyện quá khứ, nhưng hôm qua cô sinh viên ấy đã nhắc lại những lời nói của những người đứng đầu đất nước, tôi tin đó là những lời nói xuất phát từ trái tim.

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Vậy nhân dân Nga và chính phủ Nga hiện nay có hiểu được tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với nước Nga không? Trong trái tim nhân dân Nga bây giờ, hình ảnh Việt Nam có còn là hình ảnh xúc động, đẹp đẽ, kiên cường và chân thành như ngày xưa không?

Nhà báo Aleksei Syunnenberg: Việt Nam là một đất nước nghèo và trải qua nhiều thử thách, về điểm này lịch sử Việt Nam và lịch sử Nga có nhiều điểm rất giống nhau. Trong lịch sử của mình, cả hai nước đều phải chiến đấu chống Mông Cổ, Trung Quốc, Pháp, Mĩ, Nhật và mỗi lần 2 dân tộc chúng ta đều chiến thắng. Một sự trùng hợp là ngày 30/4/1945, các chiến sĩ Hồng quân đã cắm lá cờ chiến thắng tại thủ đô của nước Đức phát-xít; 30 năm sau, năm 1975, các chiến sĩ giải phóng Việt Nam đã cắm lá cờ chiến thắng tại Sài Gòn.

Sau khi Liên Xô tan rã, thái độ của nước Nga mới đối với các nước khác, đối với các nước bạn cũ đã thay đổi, nhưng tôi rất sung sướng thấy rằng trong những năm gần đây, quan hệ Nga - Việt đã được thiết lập lại. Vừa rồi, có nhiều đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam sang thăm Mátxcơva và kí nhiều văn kiện quan trọng trong lĩnh vực đại học, quân sự và nhà máy hạt nhân.

Qui mô hợp tác của hai nước chúng ta ngày càng mở rộng.

Về hiểu biết của nhân dân Nga về Việt Nam, nói thật, đã ít hơn so với thời Liên Xô. Bây giờ báo chí Nga nói ít về nước ngoài, chủ yếu nói về các sự kiện nội bộ. Rất tiếc là thanh niên Nga không hiểu nhiều về Việt Nam, nhưng thế hệ lớn tuổi vẫn nhớ về Việt Nam, về cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhớ rằng Việt Nam đã trải qua nhiều thử thách, chiến đấu anh dũng và chiến thắng.

Tôi phải nói thêm rằng, ở Mátxcơva, ở Nga có những hội chuyên gia Liên Xô tham gia chiến tranh ở Việt Nam hay hội Nga - Việt hữu nghị hoạt động rất tích cực. Hai hội này đã xuất bản mấy cuốn sách nói về sự giúp đỡ của Liên Xô cả trong thời kì chiến tranh lẫn trong thời kì xây dựng hoà bình ỏ Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, số khách du lịch Nga đến Việt Nam hàng năm đều tăng, bất chấp khủng hoảng tài chính thế giới. Tôi rất hoan nghênh sự tham gia của các công ty du lịch Việt Nam tại các triển lãm quốc tế về du lịch tiến hành tại Mátxcơva, sau mỗi lần đó càng có nhiều người Nga muốn sang thăm Việt Nam.

Tôi cũng động viên các đồng nghiệp tại Ban tiếng Việt đến Việt Nam du lịch vì đó là một đất nước tươi đẹp, nhân dân mến khách, đặc biệt là món ăn rất ngon.

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Nước Nga từ thưở xa xưa, từ thời của các đại đế cho đến sau này là một quốc gia hùng mạnh. Nhưng có một giai đoạn nước Nga chìm xuống, vậy trong cách nhìn của ông, đến khi nào nước Nga sẽ trở lại là một dân tộc hùng mạnh trên thế giới như trước kia?

Nhà báo Aleksei Syunnenberg: Tôi không phải là một nhà chính trị nhưng theo tôi quá trình này bắt đầu từ những năm 2000. Thập kỉ trước, những năm 1990, Liên Xô sụp đổ, nền kinh tế Nga bị tàn phá, hàng triệu người thất nghiệp, còn bây giờ sau 8, 9 năm, quá trình phục hồi đã bắt đầu và không xa nữa, đất nước chúng tôi sẽ có lại vị thế trước đây.

--// Hết phần 1 //--

Theo Tuần Việt Nam


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Từng bị trì trệ bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraina, thời gian gần đây xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đã và đang có nhiều dấu hiệu tích cực.

Tập đoàn Vận tải FESCO (LB Nga) đã khai trương tuyến đường biển thường xuyên FESCO VIETNAM DIRECT LINE (FVDL), kết nối trực tiếp các cảng Việt Nam (Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh) với cảng Vladivostok (Viễn Đông - LB Nga).

Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ngày 17/5, trong khuôn khổ “Những ngày Việt Nam tại Saint Petersburg”, Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức Diễn đàn Du lịch Việt Nam – Saint Petersburg lần thứ 3.

Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) vừa bổ sung thêm 2 doanh nghiệp thủy sản vào danh sách được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu.

Quý I, xuất khẩu gạo sang Nga tăng 2,6 lần so với cùng kỳ 2021 và là nhóm tăng mạnh nhất trong 23 mặt hàng xuất sang quốc gia này.

Số liệu vừa được cập nhật của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hàng hóa sang Nga trong quý đầu năm chỉ bằng 16% so cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hàng nông sản từ Việt Nam sang Nga năm 2021 đạt 612,7 triệu USD, tăng 25% so với năm 2020; từ Nga sang Việt Nam đạt 523,1 triệu USD, tăng 21% so với năm 2020.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, đề nghị Moskva có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường rời vùng chiến sự Ukraine.

Theo quy chế của Hiệp hội đường sắt quốc tế, đình chỉ sự tham gia của đường sắt Nga và Belarus - bao gồm cả các công ty con của họ - trong các hoạt động của Hiệp hội.

Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây lên Nga đang khiến các đơn hàng Việt Nam xuất khẩu bị ngưng trệ và kẹt thanh toán.

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

13.06.2022