Vietnews.ru
Kinh tế

Vì sao nhiều thương hiệu phương Tây không thể rút khỏi Nga?

19/03/2022 (Đọc 5 phút)


Hơn 400 công ty nước ngoài đã tuyên bố rút khỏi Nga kể từ khi chiến sự tại Ukraine bắt đầu. Nhưng với một số thương hiệu, việc này lại không hề đơn giản.

Các gã khổng lồ thức ăn nhanh như Burger King và Subway, hãng bán lẻ Anh Marks & Spencer và chuỗi khách sạn Accor và Marriott là những thương hiệu bị hạn chế rút lui bởi các thỏa thuận nhượng quyền phức tạp.

Các nhà hàng của Burger King vẫn hoạt động dưới sự điều hành của một đơn vị nhận quyền chính tại Nga (Ảnh: Getty).
Các nhà hàng của Burger King vẫn hoạt động dưới sự điều hành của một đơn vị nhận quyền chính tại Nga (Ảnh: Getty).

"Không như hoạt động do công ty sở hữu, một công ty nhượng quyền ra thị trường quốc tế phải thực hiện cam kết hợp đồng dài hạn, ràng buộc với một đối tác, thường là bên nhận quyền hoặc bên được cấp phép", ông Dean Fournaris, luật sư về nhượng quyền và phân phối tại Wiggin & Dana nói với CNBC.

Với các hợp đồng như vậy, một công ty, được gọi là bên nhượng quyền, chuyển giao thương hiệu của mình cho một đối tác, được gọi là bên nhận quyền, sau đó sở hữu và vận hành thương hiệu ở một địa điểm cụ thể. Khi công ty muốn mở rộng sự hiện diện tại một thị trường nào đó, các thỏa thuận như thế rất có lợi về mặt hoạt động hoặc tài chính. Nhưng về mặt pháp lý, một khi đã ký kết, họ không thể quay đầu.

Điều đó khiến cho một số thương hiệu phương Tây không thể rời khỏi Nga, ngay cả khi nhiều công ty cùng ngành đã tạm ngừng hoạt động hoặc rút lui hoàn toàn khỏi thị trường Nga.

Burger King, thương hiệu thuộc sở hữu của Restaurant Brands International, tuần trước đã thông báo ngừng hỗ trợ cho 800 nhà hàng nhượng quyền ở Nga và từ chối mở rộng thêm. Tuy nhiên, các nhà hàng của thương hiệu này vẫn hoạt động dưới sự điều hành của một đơn vị nhận quyền chính tại địa phương.

Tương tự, Subway dù không có nhà hàng nào của công ty tại Nga nhưng lại có khoảng 450 nhà hàng nhượng quyền của bên nhận quyền độc lập sở hữu vẫn tiếp tục hoạt động. Trong khi đối thủ cạnh tranh là McDonald, sở hữu phần lớn các nhà hàng tại Nga, đã tuyên bố tạm thời đóng cửa 850 nhà hàng ở nước này, với mức thất thu dự kiến 50 triệu USD mỗi tháng.

"Chúng tôi không trực tiếp kiểm soát những người được nhượng quyền độc lập và các nhà hàng của họ, cũng như không thể can thiệp vào hoạt động thường ngày của họ", Subway cho biết trong một tuyên bố.

Trong khi đó, nhà bán lẻ Marks & Spencer, thương hiệu đang có 48 cửa hàng tại Nga, cho biết họ đã ngừng cung cấp sản phẩm cho bên nhượng quyền là công ty FiBA của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng cả hai vẫn chưa thảo luận về việc thương hiệu này có tiếp tục hoạt động tại đó hay không.

Chuỗi khách sạn Accor và Marriott cũng cho biết đã đình chỉ việc mở các địa điểm mới ở Nga nhưng các địa điểm hiện tại ở địa phương này do bên thứ 3 quản lý vẫn hoạt động.

"Một số đơn vị nhận nhượng quyền không muốn dừng hoạt động bởi họ cho rằng người Nga không phải là vấn đề và thương hiệu nên tiếp tục phục vụ khách hàng", Craig Tractenberg, luật sư tại hãng luật Fox Rothschild, nói.

Với hầu hết công ty nhượng quyền đã đầu tư đáng kể và tiếp tục cam kết với các cửa hàng địa phương thì việc ngừng hoạt động là điều không thể.

"Nếu bên nhận quyền vẫn muốn hoạt động mà bên nhượng quyền quyết định đóng cửa có thể dẫn đến kiện tụng do bên nhận quyền mất cơ hội kinh doanh", ông Jackson tại Clark Hill cho biết.

Điều đó khiến nhiều thương hiệu phương Tây rơi vào tình trạng khó xử giữa việc vừa thực hiện các nghĩa vụ pháp lý tại địa phương vừa bảo vệ danh tiếng thương hiệu trên toàn cầu.

Theo CNBC / Dan Tri


Tags: Vì sao nhiều thương hiệu phương Tây không thể rút khỏi Nga?
#Nga-Ukraine #doanh nghiệp nước ngoài #Thương hiệu


TIN LIÊN QUAN

Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.

Kinh tế,

23/04/2022

Trong một thông báo ngày 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, theo đó thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva. Mặc dù vậy, hiện chưa rõ quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào.

Kinh tế,

22/04/2022

Bộ Tài chính Vương quốc Anh ngày 22/4 thông báo cho phép thanh toán tiền mua khí đốt của Nga thông qua ngân hàng Gazprombank đến ngày 31/5. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt cho EU.

Kinh tế,

22/04/2022

Ngày 22/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định không có bất cứ thay đổi nào về thời gian biểu của Nga yêu cầu các công ty nước ngoài thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble.

Kinh tế,

22/04/2022

Xuất hiện một “thị trường mờ” nhằm che giấu nguồn gốc dầu thô từ Nga, khi ngày càng có nhiều tàu chở dầu xuất bến từ Nga mà không có điểm đến chính xác.

Kinh tế,

22/04/2022

Nga ngày 21/4 cho biết, dự định sẽ phát hành đồng ruble kỹ thuật số có thể thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế vào năm tới.

Kinh tế,

22/04/2022

Ngày 20/4, Bộ Kinh Tế Nga cho biết lạm phát năm của nước này đã tăng cao đến mức 17,62% tính đến ngày 15/4, cao nhất từ đầu năm 2002 và tăng so với mức 17,49% một tuần trước đó.

Kinh tế,

21/04/2022

Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cho biết sẽ không tiết lộ danh tính các công ty sử dụng Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS), một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.

Kinh tế,

21/04/2022

Hồi đầu tháng Szijjarto cho biết Hungary phản đối lệnh cấm vận nguồn cung năng lượng từ Nga.

Kinh tế,

20/04/2022

Trong vòng 7 ngày giữa tháng 4, dòng chảy xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga đã giảm 1/4.

Kinh tế,

20/04/2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

Dừng khai thác đường bay đến Nga

Tối 22/3, Vietnam Airlines thông báo dừng khai thác đường bay giữa Hà Nội - Moskva từ ngày 25/3 cho tới khi có thông báo mới.

22.03.2022