Nga đề xuất việc lập "hành lang ngũ cốc" Viễn Đông
Tiếp sau cuộc gặp này là cuộc gặp cấp bộ trưởng APEC về vấn đề an ninh lương thực được tổ chức ngày 30-31/5, trước thềm Hội nghị cấp cao APEC 2012 tại thành phố Vladivostok của Nga vào tháng 9 tới.
Ngoài ra, vấn đề an ninh lương thực-thực phẩm cũng là nội dung then chốt trong khuôn khổ APEC năm nay, nhiệm kỳ mà Nga đang giữ chức Chủ tịch. Năm 2011, Nga đã nêu sáng kiến thành lập trong khuôn khổ APEC cơ chế Đối tác chính sách trong lĩnh vực an ninh lương thực-thực phẩm (bao gồm đại diện chính phủ và khối tư nhân). Mục tiêu dài hạn của Cơ chế đối tác về chính sách trong lĩnh vực an ninh lương thực-thực phẩm là đến năm 2020 lập ra một cơ chế có khả năng đảm bảo an ninh kinh tế lương thực của toàn khu vực. Đây không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn thể hiện vị thế chính trị của Nga trong các dự án APEC.
Nga hiện là một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới, dự kiến, đến năm 2020, nước này sẽ tăng khối lượng xuất khẩu ngũ cốc từ 25 triệu tấn lên đến 40 triệu tấn. Mặt khác, các chuyên gia dự báo rằng trong những năm tới, nhu cầu ngũ cốc ở các nước châu Á-Thái Bình Dương cũng sẽ tăng mạnh.
Trong nhiệm kỳ làm Chủ tịch APEC, Nga sẽ thảo luận về quy định điều hòa thị trường lương thực, tìm những biện pháp giảm đầu cơ sản phẩm nông nghiệp, phát triển công nghệ mới trong nghề nông, dành hỗ trợ nhân đạo cho những nước đang thiếu thốn lương thực.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp Nga đang hoạch định chương trình phát triển cơ sở hạ tầng và đảm bảo công tác hậu cần lương thực cho thị trường nông nghiệp trong bối cảnh sản lượng thu hoạch ngũ cốc những năm gần đây ngày càng tăng, khiến các cơ sở xử lý ngũ cốc tại các cảng xuất khẩu của Nga đang làm việc hầu như quá công suất. Vì vậy, nước này cần phải đầu tư xây dựng những cơ sở mới để xử lý ngũ cốc nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Điều này cho phép Mátxcơva tăng khối lượng chế biến ngũ cốc thêm 40% và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Vladivostok, Mátxcơva dự kiến sẽ trình bày ý tưởng về mở rộng con đường tiếp cận của các nhà đầu tư nước ngoài vào quy trình sản xuất công - nông nghiệp ở Nga, đặc biệt là ở vùng Viễn Đông./.
(TTXVN)
TIN LIÊN QUAN
Đồng ruble của Nga trong phiên giao dịch ngày 10/6 đã tăng giá sát mức cao nhất trong 2 tuần qua so với đồng USD, trong bối cảnh thị trường đang chờ đợi Ngân hàng trung ương nước này công bố quyết định giảm lãi suất cơ bản.
10/06/2022
Ngày 10/6, Ngân hàng trung ương Nga đã cắt giảm lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế nước này phục hồi nhanh hơn dự báo, bất chấp tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva liên quan cuộc xung đột ở Ukraine.
10/06/2022
Trong tháng 4, lần đầu tiên trong lịch sử, Belarus xuất khẩu hàng hoá sang Nga nhiều hơn Đức. Theo đó, xuất khẩu của Belarus sang Nga tăng hơn 100% về giá trị.
08/06/2022
Thông qua các công ty thực hiện chuyển tiền mà không cần mở tài khoản, từ nay bạn có thể chuyển không quá 10.000 đô la.
Gazprom cho biết việc giao khí đốt Nga cho Trung Quốc thông qua đường ống siêu lớn Power of Siberia đang tăng lên.
05/06/2022
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 4/6 dự đoán các lệnh trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu mà lợi nhuận năm nay thậm chí còn tăng vọt.
05/06/2022
Ngày 31/5, Phó Thống đốc thứ nhất Ngân hàng trung ương Nga, bà Ksenia Yudaeva, cho biết ngân hàng này có thể cho phép sử dụng tiền điện tử trong các giao dịch quốc tế, dù giao dịch bằng tiền điện tử tại Nga tiềm ẩn nhiều rủi ro.
01/06/2022
Nga và Trung Quốc đang bỏ đồng USD để chuyển sang giao dịch bằng đồng rúp và nhân dân tệ.
01/06/2022
Tập đoàn Gazprom cho biết xuất khẩu khí đốt của Nga sang các nước ngoài Liên Xô cũ đã giảm hơn 1/4 so với cùng kỳ năm ngoái.
01/06/2022
Thủ tướng Bulgaria Kiril Petkov ngày 31/5 cho biết, nước này được miễn trừ tạm thời khỏi lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu mỏ từ Nga, qua đó tiếp tục có thể mua dầu từ Nga cho tới cuối năm 2024.
31/05/2022